Tiêu chuẩn phân loại hóa chất thí nghiệm

hóa chất thí nghiệm #Tiêu chuẩn phân loại hóa chất thí nghiệm

Mục lục bài viết

Hóa chất phân tích thí nghiệm – Tiêu chuẩn và Phân loại

Hóa chất phân tích là nhóm các hóa chất có độ tinh khiết cao, sản xuất với tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nồng độ và tỉ lệ tạp chất, sử dụng cho mục đích phân tách, cô lập, xác định định tính hay định lượng thành phần hợp chất.

Các hóa chất phân tích thí nghiệm có giá thành phụ thuộc mức độ tinh khiết và và tiêu chuẩn đáp ứng. Sử dụng hóa chất phân tích thí nghiệm độ tinh khiết thấp hơn mức yêu cầu là một sai lầm tốn kém. Ngược lại, sử dụng loại có độ tinh khiết cao hơn làm phát sinh chi phí không cần thiết. Nắm vững tiêu chuẩn và phân loại các hóa chất phân tích thí nghiệm mang lại hiệu quả cao cho phòng thí nghiệm, phòng QC hay kiểm nghiệm.

1. Phân loại hóa chất phân tích thí nghiệm theo tiêu chuẩn tinh khiết

Hóa chất phân tích thí nghiệm tiêu chuẩn ACS:

Các hóa chất có độ tinh khiết đạt hay vượt mức chuẩn thiết lập bởi Hiệp hội Hóa chất Mỹ (American Chemical Society – ACS). Nó thường được sử dụng trong các chuyên khảo được mô tả bởi ACS. Hay sử dụng trong những ứng dụng thí nghiệm hay sản xuất đòi hỏi đặc tả nghiêm ngặt. Hóa chất ACS phù hợp để được sử dụng như hóa chất phân tích trong hầu hết các thí nghiệm thông thường.

Hóa chất phân tích thí nghiệm tiêu chuẩn USP:

Các hóa chất có độ tinh khiết đáp ứng hoặc vượt yêu cầu của Dược điển Mỹ (the United States Pharmacopeia – USP). Hóa chất tiêu chuẩn USP sử dụng trong y tế, dược phẩm hay thực phẩm được chấp nhận toàn cầu. Nó cũng được hầu hết các phòng thí nghiệm phân tích sử dụng khi áp dụng các chuyên khảo của USP như các nhóm các dung dịch đệm (Buffer solutions), Dung dịch so mầu (Colorimetric Solutions-CS), Các chất chỉ thị và kiểm tra, Thuốc thử kiểm tra tồn dư dung môi, Dung dịch kiểm tra (Test Solutions  -TS), Dung dịch chuẩn độ thể tích…

Hóa chất phân tích thí nghiệm tiêu chuẩn NF:

Các hóa chất có độ tinh khiết đáp ứng hoặc vượt yêu cầu của Cơ quan công thức Quốc gia Mỹ (the National Formulary – NF). Đây là hóa chất tinh khiết đáp ứng yêu cầu sử dụng như hóa chất dược phẩm và thuốc sinh học, các dạng bào chế, chế phẩm phức hợp, tá dược, hóa chất xét nghiệm y tế và thực phẩm chức năng. Hiện tại NF đã sáp nhập vào USP.

Hóa chất tiêu chuẩn phân tích – AR:

Hóa chất phân tích thí nghiệm có cấp độ tinh khiết phân tích (Analytical Reagent – AR) là các hóa chất tinh khiết chất lượng phù hợp cho mục đích phân tích hay trong các quy trình xử lý hay phân tích chuyên biệt. Mức độ tinh khiết hóa chất phân tích AR thông thường là bằng hoặc cao hơn mức tinh khiết ACS.

Hóa chất thí nghiệm (Laboratory grade):

Hóa chất thí nghiệm (Laboratory grade), là các hóa chất có độ tinh khiết đủ đáp ứng các thực nghiệm cơ bản trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên thành phần và tỉ lệ tạp chất là không được đảm bảo chắc chắn theo các quy chuẩn chính thức. Thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm thực hành giảng dạy, trong các thí nghiệm không đòi hỏi tính đặc tả.

Các loại hóa chất tiêu chuẩn khác:

  • Hóa chất sinh hoc (Biochemical grade): tinh khiết đáp ứng các ứng dụng sinh học
  • Hóa chất tổng hợp hữu cơ (Synthesis grade): tinh khiết đáp ứng ứng dụng tổng hợp hữu cơ.
    Xem thêm: hóa chất phân tích điện di và sinh học
  • Hóa chất điện tử (Electronic Grade): hóa chất thuốc thử dùng cho công nghiệp điện tử
  • Hóa chất thực phẩm (Food grade):  được phép sử dụng trong thực phẩm qui định bởi các cơ quan như FCC, WHO…
  • Hóa chất kỹ thuật (Technical Grade): hóa chất sử dụng trong công nghiệp

2. Phân loại hóa chất phân tích theo nhóm – ứng dụng:

Có nhiều nhóm hóa chất phân tích khác nhau cho các mục đính sử dụng chuyên biệt

Các hóa chất phân tích thông thường

Nhóm hóa chất phân tích thuốc thử cho các ứng dụng phân tích cổ điển. Như kết tủa, tách chiết, chưng cất, chuẩn độ…

Nhóm các hóa chất phân tích vô cơ thông thường

Nhóm các hóa chất phân tích vô cơ thông thường như các axit (clohydric, nitric, sulfuric), các dung dịch kiềm (dung dịch amoniac, natri, kali), các chất chỉ thị các oxit, một số muối vô cơ như Potassium Iodide, Sodium Peroxide, Ammonium Chloride, Calcium Carbonate, Sodium borohydride, Sodium Sulfate, Sodium Acetate Anhydrous, Sodium Iodide, Sodium Hydroxide, Magnesium Nitrate, Phosphate Mono Basic, Silver Nitrate, Ammonium Persulfate, Sodium Acetate, Zinc Nitrate Sodium Oxalate, Sodium Chloride, Potassium Chloride, Barium Chloride, Ceric Ammonium Nitrate, Ammonium Acetate, Potassium Hydroxide, Sodium Nitrate, Magnesium Sulfate

Các hóa chất phân tích hữu cơ thông thường

  • Các hợp chất hữu cơ chậm phân hủy PCBs
  • Hợp chất chống cháy PBDEs
  • Độc tố Dioxins, Furans, PAHs
  • Các hợp chất dễ bay hơi VOCs,
  • Nhóm chức năng (functional groups)
  • Chất chuẩn theo phương pháp EPA (500, 600, 1300, 1600, 8000 series),
  • Chất chuẩn các hợp chất béo: GFS
  • Các hợp chất Halogenated, Heteroaromatic Ligands
  • Các dung môi hữu cơ là hóa chất phân tích thông thường gồm: Acetone, Isopropyl Alcohol, Acetonitrile, Methyl Alcohol, Methanol, Chloroform, Methyl Ethyl Ketone MEK, Cyclohexane, Methyl Tertiary, Butyl Ether, Dichloromethane, N-Pentane, Ethyl Acetate, Ethyl Ether, Tetrahydrofuran, n-Heptane, Toluene

Các chất chuẩn phân tích, hóa chất chuẩn, chuẩn đối chiếu, mẫu chuẩn

Các chất chuẩn đối chiếu, chuẩn phân tích, hóa chất chuẩn, dung dịch chuẩn mẫu chuẩn là nhóm hóa chất sản xuất theo tiêu chuẩn định trước, có nồng độ xác định và độ ổn định cao để xác nhận các phương pháp, hiệu chuẩn thiết bị hay xác định thành phần hợp chất.

  • Hóa chất phân tích kiểm nghiệm dược: USP, EP, BP
  • Hóa chất phân tích, hóa chất chuẩn dư lượng thuốc BVTV
  • Hóa chất phân tích vô cơ AAS, ICP, IC
  • Hóa chất phân tích hiệu chuẩn thiết bị có liên kết chuẩn NIST

Các hóa chất phân tích cho các thiết bị phân tích hiện đại:

* Các hóa chất phân tích đáp ứng tiêu chuẩn cho thiết bị:

  • UV/VIS Spectrometer solvent, reagent grade: hóa chất phân tích mức tinh khiết đáp ứng dùng cho thiết bị quang phổ UV/VIS
  • HPLC solvent, reagent grade: hóa chất phân tích mức tinh khiết đáp ứng yêu cầu phân tích sắc ký lỏng HPLC
  • GC reagent: hóa chất phân tích mức tinh khiết đáp ứng yêu cầu phân tích sắc ký khí GC
  • MS Spectrometer reagent: hóa chất phân tích thuốc thử, dẫn xuất dùng trong phương pháp khối phổ MALDI, TOF, MS
  • Metal trace grade: hóa chất phân tích tinh khiết cho phân tích vết kim loại, thường là các acid được chưng cất 2 – 3 lần bằng dụng cụ thủy tinh, độ tinh khiết ppb, ppt.

Xem thêm: Hóa chất phân tích sắc ký cho dược phẩm, mỹ phẩm

* Các hóa chất phân tích đáp ứng tiêu chuẩn các hiệp hội chuyên ngành:

Là nhóm các hóa chất phân tích, dung môi, thuốc thử đáp ứng tiêu chuẩn của các hiệp hội kỹ thuật như:

  • Hiệp hội thử nghiệm và vật liệu Mỹ (ASTM)
  • Hiệp hội Y tế Công cộng Mỹ (APHA)
  • Hiệp hội Nước và Nước thải Mỹ (AWWA)
  • Hiệp hội quốc tế các nhà Hóa học Phân tích (AOAC International)
  • Hiệp hội kỹ thuật cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy (TAPPI)

3. Một số lưu ý an toàn trong sử dụng hóa chất phân tích thí nghiệm

Cần tìm hiểu về các hóa chất cơ bán, hoá chất phân tíchdùng trong phòng thí nghiệm để nắm rõ các đặc tính như: độc tính, khả năng cháy, nổ,… để tránh xảy ra những sai sót khi tiến hành thí nghiệm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Hiện tại các hóa chất phân tích thí nghiệm đều đã ghi nhãn hóa chất tượng hình mức độ nguy hiểm của hóa chất theo quy định của Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất GHS (Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals,). Cần nắm vững ý nghĩa các nhãn biểu thị tính nguy hại, nhất là nhóm hóa chất độc (toxic), dễ cháy (flammable), dễ nổ (explosive).

Thao tác với các hóa chất phân tích, thí nghiệm có độc tính cao:

Các hóa chất phòng thí nghiệm, hóa chất phân tích có nhiều loại thường gặp nhưng có độc tính cao. Như HCN, NaCN/KCN, Me2SO4, Hg, HgCl2, Photpho trắng (P), CO, Cl2, Br2, NO, NO2, H2S, NO2,… hay các loại chất hữu cơ như: phenol (C6H5OH), axit focmic (HCOOH), CH3OH, pyridin C5H5N, THF, benzen, toluen, acrylonitrin, anilin, HCHO, CH2Cl2… Ngoài ra, các chất chưa biết rõ ràng nên được coi là chất độc.

Khi làm việc với các hoá chất loại này cần chú ý kiểm tra chất lượng dụng cụ chứa đựng và dụng cụ tiến hành thí nghiệm. Sử dụng phương tiện bảo hộ đầy đủ. Trong quá trình thao tác, nếu thí nghiệm có thoát ra hơi độc, cần phải làm trong tủ hút.

Thao tác với các hóa chất phân tích thí nghiệm, dung môi dễ cháy:

Các hóa chất phân tích thí nghiệm chất thuộc nhóm dễ cháy, dễ bay hơi bắt lửa có thể là Et2O, Me2CO, ROH, dầu hoả, xăng, CS2, benzen…

Chỉ được phép chưng cất, đun nóng trên nồi cách thuỷ hoặc cách không khí kín.

Khi tiến hành kết tinh từ các dung môi dễ cháy thì cần thực hiện trong dụng cụ riêng, có lắp sinh hàn hồi lưu.

Không để gần nguồn nhiệt, cầu dao điện,…

 

Thao tác với các hóa chất phân tích, thí nghiệm dễ nổ:

Khi làm việc với các hóa chất phân tích thí nghiệm dễ nổ như H2, kiềm (kim loại & dung dịch), NaNH2/KNH2, axit đặc, các chất hữu cơ dễ nổ (đặc biệt là nhóm polynitro)… cũng như khi làm việc dưới áp suất thấp hay áp suất cao cần phải đeo kính bảo vệ chuyên dụng để bảo vệ mắt và các bộ phận quan trọng trên gương mặt.

Không được cúi đầu về phía các chất dễ nổ khi đang thí nghiệm. Tránh bị hoá chất phát nổ bắn vào mặt. Khi đun nóng các dung dịch dễ nổ như axit đặc hoặc kiềm đặc, luôn chú ý quay miệng bình đun hay ống nghiệm về phía không có người.

Nắm vững quy trình sơ cứu cấp cứu khẩn cấp

Phải biết rõ vị trí lắp đặt và sử dụng thành thạo các dụng cụ cứu hoả, các bình chữa cháy. Hướng đi đến dụng cụ tắm rửa mắt khẩn cấp, cách sử dụng hộp cấp cứu.

 

 

Quý khách có nhu cầu đặt mua các sản phẩm Hóa Chất và Thiết Bị Kiểm Tra Chất Lượng Nước của hãng HACH vui lòng liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thắng Lợi

VPĐD TP HỒ CHÍ MINH

  • Địa chỉ: Số 91 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3910 4694

VPĐD TP Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 234 Hà Huy Tập, Q Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Điện Thoại: 0236 3811 646

Để lại một bình luận

Mục lục bài viết

Mục lục bài viết