Máy đo quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần đơn sắc khác nhau. Người ta thường dùng máy quang phổ để quan sát và xác định các thành phần của một nguồn sáng.
Hiện nay, máy quang phổ có nhiều loại khác nhau nhưng sử dụng nhiều nhất trong thực tiễn vẫn là máy tia huỳnh quang X.
Do tia X bị hấp thụ vào vật thể nên khi tia này phát ra từ vật thể sẽ mang theo thông tin về các nguyên tố trong vật thể đó. Vì vậy, máy quang phổ tia huỳnh quang X được phát minh nhằm mục đích phân tích thành phần nguyên tố trong vật liệu, phân chia các độc và chất không độc, ứng dụng trong các ngành hóa học, nghiên cứu sinh học,…
Ngoài ra, máy quang phổ còn có máy đo sáng quang phổ, máy quang phổ UV –VIS,…
Các thành phần cấu tạo nên máy quang phổ
Máy quang phổ có các bộ phận chính sau:
Ổng chuẩn trực:
Nhờ thấu kính hội tụ của ống chuẩn trực mà chùm sáng bị biến đổi khi đi vào khe hẹp F thành chùm tia song song.
Hệ tán sắc:
Gồm 2 lăng kính với tác dụng làm tán sắc chùm ánh sáng sau khi nó đi ra khỏi ống chuẩn trực.
Buồng ảnh:
Ngoài tên gọi buồng ảnh, nó còn được biết đến với các cái tên khác là ống ngắm hoặc buồng tối. Đây là nơi để người dùng đặt mắt vào quan sát quang phổ hoặc để thu được ảnh quang phổ của nguồn sáng cần nghiên cứu.
Nguyên lý hoạt động của máy đo quang phổ
Đầu tiên, mẫu kim loại cần phân tích sẽ được kẹp giữa 2 điện cực, kích thích bởi nguồn phát quang dưới nguồn khí trơ bảo vệ. Dưới tác động của nguồn phát hồ quang này, mẫu sẽ được đốt cháy tạo ra nguồn ánh sang trắng (loại ánh sáng tổng hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc). Ánh sáng trắng này được đưa vào buồng quang học của hệ thống “Máy quang phổ phát xạ”.
Ánh sáng trắng này sẽ đi vào buồng quang học, sau đó đến cách tử và thu nhận ở đầu dò. Cách tử này có tác dụng tách ánh sáng trắng thành các ánh sáng đơn sắc khác nhau. Mỗi ánh sáng đơn sắc đặc trưng sẽ có một nguyên tố nhất định và cường độ ánh sáng được hiểu tương đương với hàm lượng % nguyên tố có trong mẫu. Trong quá trình hoạt động, chum anhs áng đơn sắc sẽ được thu nhận tại đầu dò được gọi là detector.
Tiếp tục, detector sẽ tiếp nhận và biến đổi năng lượng (ánh sáng) thành mức năng lượng điện áp. Sau đó, nguồn năng lượng này sẽ được đưa vào trong bo mạch điện tử thu thập dữ liệu, tính toán và đưa ra kết quả phân tích.
Ứng dụng của máy đo quang phổ
- Máy quang phổ được biết đến với công dụng chủ yếu là để nhận biết thành phần cấu tạo cúa các vật.
- Nó được ứng dụng nghiên cứu khoa học như nhờ vào nghiên cứu quang phổ của ánh sáng Mặt trời mà các nhà khoa học tìm ra được nguyên tố hêli trên bề mặt Mặt Trời trước khi tìm được chúng trên Trái Đất.
- Loại quang phổ của ánh sáng Mặt Trời mà ta thu được là quang phổ vạch hấp thụ.
- Ứng dụng trong công nghiệp chế tạo máy bay, ô tô, tàu hoả,…Sử dụng để phân tích nhanh các mảnh kim loại nhỏ, các hợp kim,………
- Kiểm tra chất lượng cho bao bì đóng gói thực phẩm.
Các bước chuẩn bị sử dụng máy đo quang phổ UV-VIS
- Mẫu đo và các dung dịch cần thiết cho phép đo. Đảm bảo cuvet đã được rửa sạch.
- Khởi động máy quang phổ, máy tính, máy in.
- Chờ 1 phút để máy quang phổ ổn định, sau đó vào phần mềm đã được cài trên máy tính.
Chuẩn bị và đo mẫu một cách chính xác
Điều này sẽ khác nhau tùy theo ngành, vì vậy tốt nhất bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng hoặc liên hệ với đội ngũ của chúng tôi nếu có câu hỏi về ứng dụng cụ thể của mình. Ví dụ, dưới đây là một số hướng dẫn cho các bước chuẩn bị và đo lường mẫu trong ngành dệt may:
- Các mẫu vải xuyên thấu cần phải được gấp lại, quấn hoặc xếp chồng lên nhau – tùy thuộc vào chất liệu – để các phép đo không bị ảnh hưởng vì độ xuyên thấu.
- Các mẫu có sớ dọc hoặc ngang phải được đo cẩn thận để tránh sai số. Luôn cố định vị trí các mẫu theo cùng một hướng hoặc thực hiện các phép đo ở bốn hướng cách nhau với góc 90 độ và lấy kết quả trung bình.
- Các mẫu có màu sắc không đều cần được đo nhiều lần. Di chuyển mẫu giữa mỗi lần đo và lấy giá trị trung bình.
Thường xuyên hiệu chuẩn
Ngay cả khi nhà sản xuất chỉ khuyến nghị hiệu chuẩn máy quang phổ hàng ngày, hãy cân nhắc hiệu chuẩn lại sau mỗi 2 đến 4 giờ – và trước khi sử dụng cho những mục đích quan trọng. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ sai sót do sự thay đổi của nhiệt độ, nguồn sáng hoặc các yếu tố khác.
Kết luận
Máy đo màu quang phổ là một dụng cụ chính xác được thiết kế để đo màu sắc trong một mức dung sai đặc biệt. Hãy tuân thủ các bước trên để đảm bảo có được kết quả tốt nhất có thể –trong khả năng của thiết bị mà bạn sử dụng.
Quý khách có nhu cầu đặt mua các sản phẩm Hóa Chất và Thiết Bị Kiểm Tra Chất Lượng Nước của hãng HACH vui lòng liên hệ:
- Mr. Đỗ Hoàng (Hà Nội): 0944 266 577
- Mr. Minh Hoàng (Hồ Chí Minh): 0908 854 537
Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thắng Lợi
- Địa chỉ: Số 6 phố Hoà Mã ,P.Phạm Đình Hổ, Q.Hai bà Bà Trưng, TP.Hà Nội
- Điện thoại: 024 3976 1588
- Email: info@victory.com.vn
VPĐD TP HỒ CHÍ MINH
- Địa chỉ: Số 91 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 3910 4694
VPĐD TP Đà Nẵng
- Địa chỉ: 234 Hà Huy Tập, Q Thanh Khê, TP Đà Nẵng
- Điện Thoại: 0236 3811 646