Nước Thải Y Tế, Đặc Tính Và Phương Pháp Xử Lý

quy định về nước thải y tế #Nước Thải Y Tế, Đặc Tính Và Phương Pháp Xử Lý

Đặc tính của nước thải y tế, những yêu cầu quan trọng khi xử lý

Nước thải y tế nói chung, đặc biệt là nước thải bệnh viện, phòng khám có chứa các thành phần và đặc tính rất phức tạp, thuộc nhóm nước thải ô nhiễm hàng đầu hiện nay. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc tính nước thải y tế, đồng thời xác định những yêu cầu quan trọng khi xử lý loại nước thải này nhé!

Tổng quan về nước thải y tế

Nước thải y tế là loại nước được thải ra từ các cơ sở kiểm tra, xử lý y tế, bệnh viện,… Nước mặt, nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước là một trong nơi tiếp nhận phổ biến của nước thải y tế.

Nước thải y tế chứa vô số vi khuẩn, vi rút và các mầm bệnh sinh học khác nhau, bao gồm máu bệnh nhân, mủ, dịch tiết, đờm, phân, cũng như các hóa chất độc hại từ cơ thể và các chất điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào loại chất thải nguy hại hàng đầu hiện nay.

Ngoài các chất ô nhiễm cơ bản như chất hữu cơ, mỡ động thực vật, vi khuẩn thì nước thải y tế còn có các yếu tố ô nhiễm khác như tạp chất bẩn hữu cơ và khoáng chất cụ thể như chất thải nhiễm bệnh, chất khử trùng, dung môi, hóa chất, dư lượng kháng sinh, đồng vị phóng xạ, v.v

Mặc dù tùy thuộc vào loại hình, quy mô và tần suất hoạt động,… của mỗi phòng khám hay bệnh viện khác nhau. Nhưng về cơ bản nước thải y tế đến từ hai nguồn chính, gồm: các hoạt động khám chữa bệnh và nước thải sinh hoạt:

  • Nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh: phòng khám, phòng mổ, phòng xét nghiệm, phòng xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện. Ví dụ: Pha chế, tiệt trùng, vệ sinh dụng cụ y tế, mẫu bệnh phẩm, làm sạch vết thương bệnh nhân, phòng mổ, phòng xét nghiệm, nước thải xét nghiệm, nước thải này chứa nhiều vi sinh vật, vi trùng, mầm bệnh, máu, hóa chất, dung môi trong thuốc,…
  • Nước thải sinh hoạt: hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, người chăm sóc, cán bộ, nhân viên bệnh viện từ khu vệ sinh, giặt là, rửa thực phẩm, bát đĩa, dọn phòng, ăn uống,…

 

Đặc tính của nước thải y tế

Các nhóm thành phần chủ yếu có trong nước thải y tế, gây ô nhiễm môi trường là:

– Các loại chất hữu cơ;

– Các chất dinh dưỡng;

– Các chất rắn lơ lửng;

– Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, amip, nấm, ký sinh trùng,…

– Mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, chất thải của người bệnh;

– Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị hay thậm chí cả chất phóng xạ

Hàm lượng các chất ô nhiễm đặc trưng cần phải xử lý:

Chất ô nhiễm đặc trưng Hàm lượng
pH 6 ÷ 8
SS (mg/l) 100 ÷ 150
BOD (mg/l) 150 ÷ 250
COD (mg/l) 300 ÷ 500
Tổng coliform (MNP/100ml) 105 ÷ 107

Môi trường bị ô nhiễm bởi nước thải y tế vì thế nước thải y tế phải được xử lý qua các nhà máy xử lý nước thải. Nước thải thấm vào nước ngầm và phần lớn thải ra biển. Ngoài ra,  người ta còn tìm thấy hàm lượng ion kim loại nặng như Cd, Zn, Pb trong nước thải y tế, nó trở thành mối đe dọa đối với hệ thống thoát nước công cộng.

 

>>XEM THÊM:

 

Những yêu cầu quan trọng khi xử lý nước thải y tế

Nhiều bệnh cơ sở y tế áp dụng phương pháp xử lý nước thải tại chỗ riêng vì nó chứa một lượng lớn TSS, BOD, COD, coliforms, kim loại nặng và chất rắn lơ lửng. Ngay cả một công trình xử lý nước thải cấp ba được thiết kế tốt cũng không thể loại bỏ các thành phần ô nhiễm trong chất thải.

Bước khử trùng cũng cần thiết nhưng thường chỉ hiệu quả một phần như khử trùng bằng phương pháp clo hoá. Việc loại bỏ các thành phần hóa học đòi hỏi phải có tính chọn lọc, ngay cả với quá trình hấp phụ và oxy hóa. Bùn có thể là nguồn tập trung của nhiều chất ô nhiễm khó phân hủy, vì vậy việc quản lý chúng là rất quan trọng.

Nước thải y tế thường được xử lý với quy trình loại bỏ hầu hết các chất gây ô nhiễm theo tiêu chuẩn xả thải. Thông thường, các cơ sở y tế thường trải qua 3 giai đoạn xử lý chính, bao gồm:

  • Loại bỏ chất rắn thông qua hệ thống lắng / lọc và xử lý thứ cấp phần nước thải còn lại. Trong giai đoạn đầu, chất rắn được loại bỏ đến 30 – 40%, trong khi mức BOD và COD giảm xuống 25%.
  • Tiếp theo là giai đoạn xử lý thứ cấp, loại bỏ các chất sinh học hòa tan và lơ lửng khỏi nước thông qua hoạt động của VSV được điều chỉnh nghiêm ngặt. Quá trình xử lý sử dụng quá trình phân hủy hiếu khí hoặc kỵ khí bằng vi sinh vật để giảm nồng độ các hợp chất hữu cơ. Sự kết hợp của các phương pháp xử lý sơ cấp và thứ cấp cũng có thể làm giảm 80-90% nồng độ BOD. Phần chất rắn lắng xuống tạo thành bùn.
  • Việc sử dụng men vi sinh để loại bỏ các hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm là điều rất cần thiết. Trong giai đoạn xử lý cuối cùng này, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thường được được áp dụng để đảm bảo chỉ số nước thải đạt tiêu chuẩn đầu ra.

Do những tác động khó lường đến môi trường và sức khỏe con người, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường  đưa ra tiêu chuẩn nước thải y tế trước khi xả ra môi trường. Để đáp ứng tiêu chuẩn này, mọi cơ sở y tế, bệnh viện và phòng khám dù lớn hay nhỏ đều cần có một hệ thống xử lý nước thải chuyên dụng với công nghệ phù hợp. Tham khảo quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT để biết một số thông số liên quan đến nước thải y tế:

STT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5
2 BOD5 (200C) mg/l 30 50
3 COD mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,0 4,0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50
8 Phosphat (tính theo P) mg/l 6 10
9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20
10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0
12 Tổng coliforms MPN/ 100ml 3000 5000
13 Salmonella Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH
14 Shigella Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH
15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH

Nước thải y tế chứa các thành phần độc hại cao và cần quy trình chuyên sâu và nghiêm ngặt để xử lý. Nếu không được xử lý triệt để mà thải trực tiếp ra hệ thống tiếp nhận, sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sống và sức khỏe con người.

 

Quý khách có nhu cầu đặt mua các sản phẩm Hóa Chất và Thiết Bị Kiểm Tra Chất Lượng Nước của hãng HACH vui lòng liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thắng Lợi

VPĐD TP HỒ CHÍ MINH

  • Địa chỉ: Số 91 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3910 4694

VPĐD TP Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 234 Hà Huy Tập, Q Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Điện Thoại: 0236 3811 646

Để lại một bình luận

Mục lục bài viết