Thiết Bị Đo Độ Dẫn Điện – Nguyên Lý Hoạt Động Và Phân Loại

thiết bị đo độ dẫn điện #Thiết Bị Đo Độ Dẫn Điện – Nguyên Lý Hoạt Động Và Phân Loại

Thiết bị đo độ dẫn điện là gì? Và nơi cung cấp máy đo độ dẫn điện uy tín

Độ dẫn điện là gì? Khái niệm về chỉ số EC và TDS. Máy đo độ dẫn điện là gì? Phân loại. Nguyên lí hoạt động. Ứng dụng. Lưu ý khi bảo quản và sử dụng. Nơi cung cấp máy đo độ dẫn điện uy tín, chất lượng.

Trong các ngành công nghiệp hoặc trong các cả sinh hoạt, người ta thường thực hiện việc xác định độ dẫn điên để biết được mức độ tạp chất của nguồn nước trong công nghiệp hoặc nguồn nước cho sinh hoạt,… Để thực hiện việc xác định này, người ta phải dùng tới một thiết bị gọi là máy đo độ dẫn điện.

Vậy thiết bị đo độ dẫn điện là gì? Nguyên lí hoạt động của nó như thế nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Có thể mua được loại máy này ở đâu?….. 

Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để trả lời những câu hỏi đó nhé !

Độ dẫn điện là gì ?

Độ dẫn điện là gì ?

Độ dẫn điện (EC) được hiểu là khả năng của một môi trường cho phép sự di chuyển của các hạt điện tích qua nó, sự di chuyển này của các hạt sẽ tạo ra một dòng điện từ.

Trong môi trường nước, các vật liệu ion hoặc các chất lỏng có thể tồn tại sự chuyển động của các ion tích điện. Nhờ vậy mà một dòng điện được tạo ra và được gọi là sự dẫn truyền ion. Ta cũng có thể coi nước là một chất dẫn điện.

 

Khái niệm về EC và TDS

Khái niệm về EC và TDS

Chỉ số EC là gì?

  • Chỉ số EC được hiểu là chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hoà tan trong dung dịch. Nó không diễn tả nồng độ của từng chất trong dung dịch và cũng không thể hiện mức độ cân bằng của các chất dinh dưỡng trong dung dịch.

TDS là gì?

  • TDS được hiểu là một chất gây ô nhiễm thứ cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
  • TDS bao gồm các muối vô cơ và một lượng nhỏ các chất hữu cơ được hoà tan trong nước, gồm kim loại nặng. Nó thường tồn tại dưới dạng các ion âm và ion dương.
  • Hàm lượng TDS hoà tan trong nước cho phép tối đa là 500mg/l theo tiêu chuẩn của EPA của Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế thế giới.
  • Theo đó, chỉ số TDS càng nhỏ thì chứng tỏ nước càng sạch nhưng nếu nó quá nhỏ thì sẽ không còn khoáng chất trong nước. Tuy nhiên, một số nguồn nước có TDS cao nhưng vẫn an toàn là do nguồn nước đó chứa nhiều ion có lợi.

 

Thiết bị đo độ dẫn điện là gì ?

Thiết bị đo độ dẫn điện là gì ?

Máy đo độ dẫn điện EC là thiết bị dùng để đo độ dẫn EC. Cụ thể, thiết bị này dùng để đo công suất của ion trong dung dịch mang dòng điện.

Đơn vị đo thường sử dụng là milliSiemens / cm (mS / cm) và microSiemens / cm (µS / cm).

PHÂN LOẠI MÁY ĐO ĐỘ DẪN ĐIỆN

Hiện nay, có 2 loại máy đo độ dẫn điện chính là: máy đo độ dẫn điện tiếp xúc và máy đo độ dẫn điện cảm ứng.

Máy đo độ dẫn điện tiếp xúc

  • Với lại máy này, các điện cực đo độ dẫn điện tiếp xúc trực tiếp với dung dịch.
  • Điện cực sử dụng điện áp xoay chiều, cho phép các ion trong dung dịch di chuyển qua lại giữa các điện cực, tạo ra một dòng điện được đo và chuyển đổi thành phép đo độ dẫn điện.
  • Ưu điểm của loại này là rất hiệu quả để đo các dung dịch có tính dẫn điện kém, có rất ít hạt rắn có thể tập trung xung quanh điện cực và tham gia vào việc đo lường. Ví dụ như đo nước tinh khiết,…

Máy đo độ dẫn điện cảm ứng

  • Loại máy này được dùng để đo các dung dịch có độ dẫn điện cao hoặc dung dịch sẽ ăn mòn điện cực hay chứa lượng lớn hạt rắn.
  • Cảm biến này sẽ sử dung hai cuộn dây bọc trong thân nhựa. Dòng điện khi chạy qua một cuộn dây sẽ tạo ra dòng điện chạy qua cuộn dây còn lại.
  • Cường độ dòng điện gây ra phụ thuộc vào độ dẫn điện của dung dịch.

NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ĐO ĐỘ DẪN ĐIỆN

Để đo độ dẫn điện EC hay để đo TDS, ngươi ta dùng máy đo độ dẫn điện để đo và máy này hoạt động theo nguyên lí như sau:

Đặt trong dung dịch hai điện cực với một điện áp xoay chiều. Một dòng điện sẽ được tạo ra phụ thuộc vào bản chất dẫn điện của dung dịch.

Thiết bị đo độ dẫn điện sẽ đọc điện này và hiển thị chỉ số tương ứng theo đơn vị EC hoặc ppm.

 

Ứng dụng của máy đo độ dẫn điện

  • Máy đo độ dẫn điện được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều mục đích khác nhau như để đo độ dẫn điện của nước, của đất và cả thực phẩm,…
  • Khi biết được độ dẫn điện người ta sẽ xác định được mức độ tạp chất của nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước trong công nghiệp.
  • Cụ thể, một số ngành công nghiệp cần xác định độ dẫn điện như hoá chất, công nghiệp bán dẫn, phát điện, công nghiệp dệt may, khai thác mỏ, công nghiệp dầu khí,….

Lưu ý bảo quản và sử dụng

  • Máy đo độ dẫn điện cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Sau khi sử dụng xong cần vệ sinh máy sạch sẽ.
  • Khi sử dụng phải tuân theo đúng chỉ dẫn để tránh làm hỏng máy hoặc làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

 

>>XEM THÊM:

 

 

Quý khách có nhu cầu đặt mua các sản phẩm Hóa Chất và Thiết Bị Kiểm Tra Chất Lượng Nước của hãng HACH vui lòng liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thắng Lợi

VPĐD TP HỒ CHÍ MINH

  • Địa chỉ: Số 91 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3910 4694

VPĐD TP Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 234 Hà Huy Tập, Q Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Điện Thoại: 0236 3811 646

Trả lời

Mục lục bài viết